Blog Tài chính

Các ứng dụng hữu ích mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter 

Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là khái niệm trong quản lý kinh doanh nói về lợi thế cạnh tranh. Vậy bạn đọc đã biết ứng dụng của mô hình giá trị này chưa, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu các ứng dụng trong kinh doanh của chuỗi giá trị Michael Porter nhé.

Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là gì?

mô hình chuỗi giá trị của michael porter

Theo Michael Porter, giá trị một doanh nghiệp tạo ra càng lớn, thì thu lại mứclợi nhuận càng cao. Và khi chuỗi giá trị của tổ chức bạn cung cấp mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng thì bạn xây dựng lên được lợi thế cạnh tranh. Việc phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter dựa vào nguyên lí các tổ chức tồn tại tạo ra giá trị cho quý khách hàng của mình. Trong quá trình  phân tích chuỗi giá trị, các hoạt động của doanh nghiệp được chia thành các nhóm hoạt động khác nhau có thể tạo ra giá trị cho khách hàng. 

Ví dụ điển hình cho mô hình này là việc cắt kim cương. Các công đoạn cắt một viên kim cương có thể không mất quá nhiều chi phí nhưng điều này sẽ làm gia tăng thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm. Viên kim cương thô thì luôn rẻ hơn rất nhiều so với các viên kim cương đã được mài giũa.

Ứng dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là gì?

Lợi thế cạnh tranh của một công ty xuất phát từ các hoạt động khác nhau trong chuỗi giá trị, như thiết kế, marketing, phân phối,sản xuất,… Các hoạt động này đều góp phần vào công cuộc tối ưu hóa chi phí tương đối của doanh nghiệp hoặc tạo nền tảng cho sự khác biệt hóa, từ đó lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp được tạo lập

Ứng dụng trong sản xuất

mô hình chuỗi giá trị của michael porter

Trong kinh doanh sản xuất, chuỗi giá trị là quá trình hoạt động để biến đổi yếu tố đầu vào sản xuất ra các sản phẩm có giá trị lớn hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra. Để tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình doanh nghiệp cần phải tạo ra sự khác biệt với đối thủ, giảm thiểu tối đa chi phí trong chuỗi giá trị.

Ví dụ như Unilever có các công ty, cơ sở chế biến chè ở Kenya, sau đó pha trộn, đóng gói trà ở châu Âu thành các sản phẩm như Lipton, PG Tips,Brooke Bond,… trước khi bán. Phần lớn của chuỗi giá trị nông nghiệp – nguyên liệu dành cho các công ty đều xuất phát từ người nông dân độc lập, họ cam kết cung cấp số lượng thống nhất nguyên liệu với mức giá cố định trước. Sự liên kết này đã mang lại đầu vào ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó tối ưu hóa các chi phí tìm kiếm nguyên vật liệu, tạo ra cơ sở để thiết lập một mức giá cạnh tranh nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn trên thị trường.

Ứng dụng trong marketing 

mô hình chuỗi giá trị của michael porter

Tiếp theo, chúng ta hãy xem doanh nghiệp sử dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter tạo thêm giá trị qua marketing và bán hàng như thế nào nhé? Chuỗi giá trị trong trường hợp này bao gồm dịch vụ cung cấp phương tiện để khách hàng mua sắm sản phẩm, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm như chạy quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức kênh phân phối, định giá,…. Những điều này không những hỗ trợ sản phẩm tiếp cận hiệu quả hơn với người dùng mục tiêu mà còn giúp phân phối thành phẩm đến tận tay quý khách hàng thúc đẩy doanh số và thương hiệu của doanh nghiệp.

Ví dụ điển hình về ứng dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là thành công của thời trang ZARA. Hệ thống vận hành được tối ưu hóa và gia tăng giá trị của các sản phẩm. 

ZARA không mất chi phí quảng cáo, hiếm khi  tham gia vào các cuộc trình diễn cũng không thuê người mẫu đại diện cho thương hiệu nên mức giá khá “mềm” tính cạnh tranh cao. Ngoài ra ZARA còn có các dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ khách hàng tối đa, đáp ứng từ yêu cầu nhỏ nhất của khách hàng. Đây chính là phần giá trị tăng thêm cho các sản phẩm thông qua khâu “Marketing và bán hàng”. Khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ thêm một khoản tiền để đổi công sức tìm kiếm các mặt hàng tại nhiều cửa hiệu dịch vụ có thể không đảm bảo. 

Ứng dụng để xây dựng khung năng lực COID

Nguồn nhân lực là một trong các nhân tố chiến lược và mang tính sống còn đối với tất cả doanh nghiệp. Ứng dụng chuỗi giá trị trong việc quản trị nguồn nhân lực theo mô hình khung năng lực COID sẽ giúp công ty phát triển khả năng quản lý và chất lượng nguồn nhân lực của mình.

mô hình chuỗi giá trị của michael porter

Ứng dụng chuỗi giá trị của Michael Porter trong xây dựng cơ cấu tổ chức

Chuỗi giá trị trước hết là căn cứ để xây dựng cơ cấu lên tổ chức và hệ thống các phòng ban chức năng, thông qua việc xem xét những chức năng cần thiết để vận hành hoạt động của một công ty. Từ đó, tổ chức có thể xây dựng hệ thống mô tả công việc của các vị trí một cách cụ thể.

Hiểu rõ được ứng dụng mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter là công cụ giúp bạn đọc thấy được bức tranh tổng thể của doanh nghiệp, xác định rõ ràng các chi phí và mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chúc bạn đọc thành công khi áp dụng mô hình chuỗi giá trị này.

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button