Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

Nắm bắt được những định nghĩa cơ bản về trọng lượng, khối lượng, cũng như các công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng sẽ đem đến cho bạn nhiều thuận lợi trong việc thực hành các bài tính toán, bài tập vật lý cơ bản. Nếu chưa biết phải tạo lập công thức như thế nào hay kiếm tìm bộ công thức chính xác ở đây thì bạn đừng nên bỏ lỡ bài viết dưới đây.
Tổng quan về trọng lượng và khối lượng
Trọng lượng là gì?
Trọng lượng của vật được coi là sức nặng của vật đó khi được đo bằng cân lò xo được biểu hiện chính xác bằng độ căng của lò xo khi treo vật đó vào cân. Hiện nay, người ta cũng có thể sử dụng cân điện tử để tính trọng lượng của một vật.
Trong vật lý hay khoa học kỹ thuật, trọng lượng được coi là lực hút của trái đất tác dụng lên vật thể đó.
Trọng lượng được ký hiệu: W (in nghiêng)
Đơn vị đo trọng lượng là Newton, được kí hiệu: N. Theo nghiên cứu, người ta đã chỉ ra, trọng lượng của một vật nặng 100g tương đương 1N.
Khối lượng là gì?
Khối lượng hay còn được gọi với cái tên khối lượng tịnh là số lượng tất cả các vật chất cấu thành nên vật đó. Có thể hiểu đơn giản là sức nặng của vật trên mặt đất. Khối lượng cũng được coi là lực hấp dẫn của vật thể đối với các vật chất xung quanh nó.
Khối lượng được ký hiệu bằng chữ: m
Đơn vị đo: Kg hoặc g. Dụng cụ được sử dụng để đo khối lượng là cân y tế hoặc các loại cân đồng hồ, cân đòn…
Các công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng
Trọng lượng và khối lượng là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau. Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó, phụ thuộc vào khối lượng của vật và gia tốc trọng trường. Trong khi đó, khối lượng a một vật chỉ tính chất của vật đó nên ở bất cứ nơi đâu ngay cả môi trường chân không, dưới đáy đại dương hay vượt qua tầng đối lưu của trái đất thì khối lượng vâng không thay đổi, hoàn toàn không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
Trọng lượng và khối lượng của vật dựa trên mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Vì trọng lượng bằng tích giữa khối lượng và gia tốc, khối lượng và trọng lượng tỉ lệ thuận với nhau. Khi khối lượng tăng thì trọng lượng cũng sẽ tăng và ngược lại, nên chúng ta có công thức biểu thị là:
P= mg
Trong đó:
– P là trọng lượng, đơn vị là N (niutơn, Newton (đơn vị))
– m là khối lượng, đơn vị là kg (kilogram)
– g: gia tốc trọng trường
Ngoài ra, chúng ta còn có thêm công thức tham khảo:
P=10.m
Trong đó:
– P là trọng lượng có đơn vị là N
– m là khối lượng có đơn vị là Kg
Mẹo nhỏ để nắm bắt rõ trọng lượng và khối lượng
Thực ra, hiện nay khá nhiều bạn học sinh còn đang nhầm lẫn giữa trọng lượng và khối lượng, cũng như chưa nắm bắt được các công thức liên hệ giữa chúng. Tuy nhiên, chỉ cần nắm vững các lý thuyết được cung cấp ở trên, sự khác biệt giữa trọng lượng và khối lượng và công thức được bài viết cung cấp là bạn có thể dễ dàng xử lý các dạng bài tập cơ bản của vật lý lớp 6.
Mẹo nhỏ để bạn học tốt hơn là không ngừng luyện tập các dạng bài tập liên quan đến trọng lượng, khối lượng được cung cấp trong sách giáo khoa, sách bài tập. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các bài tập trên mạng, hoặc tham gia các bài giảng trực tuyến. Việc nắm bắt được những công thức, định nghĩa về trọng lượng, khối lượng này vô cùng quan trọng bởi chúng còn phục vụ cho nhiều dạng công thức liên quan sau này như về khối lượng riêng, trọng lượng riêng… bạn sẽ càng dễ bị nhầm lẫn hơn. Chính vì thế, để học giỏi bạn buộc phải nắm rõ chúng từ ngay bây giờ.
Kết luận
Bài viết trên với đầy đủ các lý thuyết cơ bản nhất, cụ thể nhất về công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng cho bạn đọc tham khảo. Hãy ghi chép và thực hành chúng thường xuyên để đạt được những hiệu quả cao trong học tập bạn nhé!