Cùng tìm hiểu về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda

Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda đang được nhiều nhà kinh doanh quan tâm đến. Bởi hiện nay, thị trường xe máy tại Việt Nam đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt với sự xuất hiện của rất nhiều các hãng sản xuất xe máy nổi tiếng như: Honda, Yamaha, Suzuki,….
Tuy nhiên, trong số các hãng lớn đó, Honda chiếm được ưu thế hơn cả. Hình ảnh chiếc xe máy tại nước ta từ lâu đã gắn liền với thương hiệu Honda. Bằng chứng là khi nói đến xe máy, người dân Việt Nam luôn nhắc đến Honda đầu tiên. Như một thương hiệu dẫn đầu, đi sâu vào tiềm thức của con người nơi đây.
Điều đó cho thấy, phía lãnh đạo đã xây dựng rất tốt mô hình về 5 lực lượng cạnh tranh của Honda.
Tổng quan mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda

Mô hình 5 cạnh tranh mà Honda áp dụng được nhà hoạch định Michael Porter cho ra mắt trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979. Ông là nhà hoạch định và cạnh tranh chiến lược hàng đầu thế giới. Mục tiêu mà ông hướng tới cho mô hình này nhằm tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh.
Phương pháp này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các doanh nhân và trở thành một công cụ tìm ra nguồn gốc lợi nhuận. Hơn hết mô hình còn đem đến các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp. Không chỉ duy trì mà còn tăng năng suất lợi nhuận thu về. Honda cũng áp dụng triệt để tạo nên mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda.
Nội dung cụ thể mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda
Trên thị trường xe tại Việt Nam, Honda được tôn như ông hoàng tại thị trường Việt với hơn 70% thị phần. Từ việc nghiên cứu mô hình 5 cạnh tranh của Michael Porter, công ty đã đưa ra những chiến lược phát triển vô cùng đúng đắn. Vậy nội dung cụ thể mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda này là gì?
Sức mạnh của nhà cung cấp dịch vụ có thể cung ứng
Đây là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng trong toàn bộ mô hình.
Chất lượng của sản phẩm luôn là tiêu chí mà công ty đặt lên hàng đầu khi sản xuất xe. Hiện tại, các thương hiệu xe xuất hiện cực đa dạng, ngày một tân tiến. Vì vậy, dựa theo chất lượng là có thể thay thế cho nhau. So với những năm trước đây thì yếu tố giá cả không còn quá quan trọng với người tiêu dùng khi chọn xe nữa.
Các công ty xe cạnh tranh với nhau dựa trên độ bền, sự đa dạng của sản phẩm ngoài thị trường. Độ nổi tiếng của thương hiệu cũng là một tiêu chí. Xong rồi mới tính đến giá cả. Đáng tự hào Honda luôn phát triển sản phẩm và thương hiệu. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà người tiêu dùng quan tâm đến.
Mục tiêu mà Honda đặt ra là tạo lợi thế cạnh tranh bằng các sản phẩm với chi phí thấp, phù hợp đại đa số người dân. Như vậy, xuất phát từ kế sách áp dụng chiến lược quảng bá đa quốc gia cho sản phẩm là xe máy. Honda đã tập trung gây dựng nên thương hiệu có tên tuổi. Phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam và khéo léo tận dụng được ưu thế về kinh tế theo địa điểm của quốc gia.
Bên cạnh đó, Honda cũng có chiến lược chú trọng đến phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm. Từ xe máy cho tới ô tô. Nhắm tới các tầng lớp khách hàng khác nhau. Bất kể là dòng xe trong phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân khúc cao cấp.
Nguy cơ thay thế
Đây là một yếu tố tiếp theo trong chuỗi yếu tố ảnh hưởng của mô hình 5 lực lượng cạnh tranh.
Trên thực tế, Honda đã là một thương hiệu xe nắm giữ vị trí vững vàng trên thị trường. Từ những năm đầu tiên của thời kỳ gây dựng nền kinh tế Việt Nam. Vậy nên không dễ dàng để lung lay được vị thế của dòng sản phẩm này.
Tuy nhiên, thương hiệu luôn biết phân tích thị trường. Với tinh thần không bao giờ chủ quan trên chiến thắng. Vì vậy, các dòng xe mới liên tục được phát triển và cho ra đời. Đạt mức độ cạnh tranh cao trên thị trường. Đáp ứng tất cả yêu cầu về độ bền, mẫu mã đẹp, tiết kiệm xăng,… của người tiêu thụ.
Các rào cản khi gia nhập
Khi gia nhập dù ở bất cứ một thị trường nào thì rào cản là điều khó tránh khỏi.
Honda xuất thân từ Nhật Bản và có tiếng vang cực lên trên thị trường Âu Mỹ. Vì vậy, phong cách của thương hiệu này cũng được Mỹ hóa. Chính vì lý do đó, việc xuất hiện của Honda tại thị trường Việt lại càng gặp nhiều khó khăn.
Bước đầu phát triển tại Việt Nam, những rào cản lớn mà Honda gặp phải không chỉ đến từ đối thủ.
- Nền kinh tế quốc gia vẫn chưa phát triển. Người dân không có điều kiện để sử dụng những dòng sản phẩm giá cao như thị trường nước ngoài. Đến thời điểm hiện tại, suy nghĩ của phần đông người dân Việt Nam vẫn là ưa rẻ. Điều đó bắt buộc công ty phải điều chỉnh mức giá phù hợp với điều kiện của mọi người.
- Đặc trưng hóa sản phẩm: Sau một thời gian dài thị trường phát triển tăng cao. Thì cho đến đầu năm 2011, thị trường xe có xu hướng bị bão hòa. Để cạnh tranh trên tất cả các phân khúc thị trường, Honda Việt Nam đã sử dụng chiến lược đa dạng hóa, đặc trưng sản phẩm.
Honda đã tìm cách tung ra nhiều dòng sản phẩm. Hướng tới việc phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau. Từ phân khúc xe dành cho khách hàng bình dân đến những tầng lớp người tiêu dùng cao cấp. Đa dạng loại hình nhưng vẫn không làm mất đi điểm đặc trưng của thương hiệu.
- Bên cạnh việc cạnh tranh bằng tung ra các loại hình sản phẩm mới. Honda cũng đã tạo nên những thành công trong quá trình xây dựng hệ thống phân phối cũng như trung tâm bảo hành trên toàn quốc.
Đại lý phân phối xe trên toàn quốc, đáp ứng người tiêu dùng mọi lúc mọi nơi
Sức mạnh khách hàng, nguồn sử dụng
Yếu tố thứ 4 trong mô hình 5 cạnh tranh chính là sức mạnh khách hàng, sức mạnh tiêu thụ nguồn hàng sử dụng.
Qua từng thời kỳ phát triển cho đến nay. Người Việt Nam đã dựng nên xu thế tiêu dùng mới đó chính là: tẩy chay hàng hóa của Trung Quốc.
Đây là một điều kiện càng thuận lợi cho các hãng sản xuất xe trong nước. Khi xe máy nhập khẩu từ Trung Quốc gần như đã bị đào thải khỏi thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, sau một thời gian tương đối dài gắn bó với phương tiện xe máy. Văn hóa xe máy cũng dần được hình thành trong phần lớn bộ phận người dân. Khảo sát cho thấy dù tỷ số ô tô tiêu thụ đang tăng lên nhưng chiếm phần đông tại Việt nam vẫn là xe máy.
Nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng giúp Honda định hướng tập trung phát triển sản phẩm xe máy nhiều hơn tại Việt Nam.
Mức độ cạnh tranh
Tiêu chí cuối trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda chính là việc cạnh tranh trong nội bộ ngành công nghiệp xe máy.
Công ty Honda ngày nay đang phải cạnh tranh với khá nhiều đối thủ khác tại Việt Nam như Suzuki, Yamaha,… Tương lai các hãng này còn được mở rộng và phát triển. Vì thế, công việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp kể cả Honda.
Nước đi này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ kế hoạch về sau.
Nhờ sự thông thái và áp dụng thông minh mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Honda, thương hiệu doanh nghiệp này vẫn vững vàng trên thị trường trong nước và quốc tế. Giá cổ phiếu của Honda cũng ngày một tăng cao. Từ đó, họ gặt hái được nhiều thành công trong thị trường công nghiệp xe. Hãy tham khảo và áp dụng chiến lược phân tích thị trường như của Honda để đem về thành công cho công việc kinh doanh của bạn nhé!