Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Việc động vật tiếp nhận thức ăn từ bên ngoài vào trong dạ dày chỉ là một trong những quá trình cơ bản giúp chúng sinh tồn. Tuy nhiên, để có thể chuyển hóa các loại thức ăn phức tạp này thành các dưỡng chất như: canxi, sắt, lipit đi nuôi cơ thể, thì chúng phải trải qua một quá trình phân tách trong hệ tiêu hóa. Để hiểu rõ về sự tiêu hóa thức ăn ở động vật cũng như sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào, mời các bạn hãy cùng theo dõi những lý thuyết cơ bản dưới đây.
Sự tiêu hóa thức ăn ở động vật
Tiêu hóa có thể hiểu một cách đơn giản là quá trình biến đổi, phân tách các chất dinh dưỡng có trong thức ăn về dạng cơ bản, giúp cơ thể hấp thụ một cách đơn giản hơn. Các chất dinh dưỡng này sau khi được hấp thụ sẽ phân chia đến các tế bào, thực hiện hoạt động nuôi sống tế bào. Các chất thừa sẽ bị đào thải ra bên ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp.
Những dạng tiêu hóa cơ bản ở động vật
Tiêu hóa ở động vật được chia thành 2 dạng cơ bản:
- Tiêu hóa nội bào:
Tiêu hóa nội bào là đặc điểm cơ bản của sinh vật đơn bào và đa bào. Đây đơn giản là quá trình các tế bào sử dụng bộ máy enzyme của chúng để phân hủy các phân tử trong cùng một tế bào. Sau khi được phân hủy, các chất dinh dưỡng sẽ được di chuyển và chứa ở không bào. Các enzyme thủy phân xâm nhập phá hủy các hợp chất trong tế bào. Các enzyme chịu trách nhiệm thực hiện quá trình tiêu hóa nội bào được sản xuất chủ yếu bởi lysosome.
- Tiêu hóa ngoại bào:
Tiêu hóa ngoại bào là quá trình tiêu hóa trong đó các tế bào sử dụng các enzyme giải phóng trong môi trường để làm suy giảm các phân tử bên ngoài với mục đích để thâm nhập vào nguồn thực phẩm hoặc phá hủy các tế bào hoặc mô cụ thể. Dạng tiêu hóa này thường xảy ra ở động vật đa bào. Tuy nhiên, có một vài loài vi khuẩn cấp cao và nấm cũng có thể thực hiện quá trình tiêu hóa ngoại bào.
Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào
Thú ăn cỏ hay còn được biết đến với tên gọi động vật ăn cỏ, thú ăn thực vật. Đa số các loài này đều có khoang dạ dày lớn, ống tiêu hóa có đặc điểm thích nghi tốt với những loại thức ăn dai, cứng, khó tiêu. Bản chất của thực vật là xenlulozo và cơ thể của động vật không thể tự tổng hợp enzyme xenluloza để tiêu hóa xenlulozo, nhưng các vi sinh vật có trong dạ tràng và dạ cỏ lại có khả năng tiết ra enzyme xenluloza để tiêu hóa toàn bộ xenlulozo và biến chúng thành các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Vì vậy, có thể thấy rõ sự tiêu hóa ở thú ăn cỏ là tiêu hóa cơ học và hóa học, nhờ sự giúp đỡ, cộng hưởng của các vi sinh vật và các cơ quan tiêu hóa.
Những đặc điểm bộ phận tiêu hóa của thú ăn ăn cỏ
- Răng: Bộ răng ở thú ăn cỏ khá phát triển, bao gồm răng nanh (răng cửa) đóng vai trò giữ thức ăn và cắn chúng. Răng hàm trước có tác dụng nghiền nát cỏ.
- Dạ dày của thú ăn cỏ lại được chia làm hai loại:
– Dạ dày thỏ, ngựa: Là dạng dạ dày đơn.
– Dạ dày thú nhai lại (trâu, bò…) là loại dạ dày bốn ngăn dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
- Ruột: Ruột non, manh tràng lớn, ruột già.
Ruột non có chiều dài lên đến hàng chục mét và có cấu tạo khá giống với ruột non ở người. Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.
Kết luận
Tiêu hóa là một trong những quá trình quan trọng hoạt đầu trong việc chuyển đổi chất dinh dưỡng và đóng vai trò trực tiếp vào hoạt động sống của cơ thể. Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?” một cách chính xác nhất. Việc nắm bắt những kiến thức cơ bản về đặc điểm tiêu hóa ở động vật và các loài thú ăn cỏ, ăn thịt sẽ giúp bạn hiểu thêm về sự sống cũng như sự kỳ diệu của cơ thể. Hãy tham khảo thật kỹ lưỡng những kiến thức mà bài viết cung cấp để có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi sinh học, khoa học bạn nhé!