Xe

Tỷ lệ nội địa hóa là gì? Tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô

Đã bao giờ có ai hỏi bạn “tỷ lệ nội địa hóa là gì?” chưa. Đây vốn là một thuật ngữ trong kinh tế. Nếu bạn không biết gì về nó thì đừng lo. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn những thông tin về tỷ lệ nội địa hóa.

Tỷ lệ nội địa hóa là gì?

Tỷ lệ nội địa hóa là tỷ lệ sử dụng nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp sản xuất trong nước so với nhập khẩu.

Ví dụ, trong sản xuất xe hơi, khi bạn nghe tỷ lệ nội địa hóa thấp nghĩa là doanh nghiệp phải nhập nhiều linh kiện, nguyên vật liệu từ nước ngoài về nhiều hơn để lắp ráp. 

Trong lĩnh vực sản xuất ô tô thì đây là điều dễ hiểu vì để cho ra đời một sản phẩm cần rất nhiều linh kiện. Mà không phải nước nào cũng có thể sản xuất được các loại linh kiện từ nhỏ đến lớn trên một chiếc xe ô tô.

Ý nghĩa của tỷ lệ nội địa hóa là gì?

Tỷ lệ nội địa hóa cho biết tình trạng, khả năng nguyên vật liệu sản xuất của công ty.

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa được cho là điều tốt. Vì khi đó sẽ giúp tạo cơ hội việc làm cho lao động trong nước và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng vấn đề giá thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, nội địa hóa sẽ là động lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô. Đó sẽ sự nỗ lực vươn lên làm chủ công nghệ, thực hiện vai trò sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.  

Thực hiện thành công nội địa hóa, doanh nghiệp sẽ chủ động được nguồn cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ thiết kế, sản xuất, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu…

Kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam

Nỗ lực hóa giải điểm nghẽn

Để hóa giải điểm nghẽn trong tỷ lệ nội địa hóa, hai doanh nghiệp hàng đầu trong ngành ô-tô đã có những quyết định quan trọng. Đó chính là Công ty CP Tập đoàn Thành Công và Công ty CP ô-tô Trường Hải. Hai bên đã có sự đồng thuận về việc tiến tới hợp tác dùng chung một số linh kiện trong quá trình sản xuất xe của mình.

Họ đều có chiến lược đầu tư và khát khao mong muốn duy trì ngành công nghiệp ô-tô trong nước, vừa tạo công ăn việc làm vừa giảm nhập siêu.

Kiến tạo thị trường

Để tăng tỷ lệ nội địa hóa đòi việc tạo dựng thị trường đủ lớn và sự liên kết, hợp tác các nhà sản xuất lắp ráp với các công ty sản xuất phụ trợ. Sự gắn kết là điều quan trọng nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam muốn bật lên để phát triển.

Câu chuyện Trường Hải (Thaco) – Thành Công là một ví dụ điển hình trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đó là một sự nỗ lực tham gia tìm hiểu chuỗi giá trị toàn cầu của một số tên tuổi lớn về công nghiệp ô tô như Mazda (Nhật Bản) và Hyundai – Kia (Hàn Quốc).

tỷ lệ nội địa hóa là gì

Tại đây, mức tỷ lệ nội địa hóa của xe con vào năm 2016 đạt bình quân từ 15 đến 18%, xe thương mại là 50%. Trường Hải đạt được trị giá nội địa hóa do sử dụng các linh kiện sản xuất tại Việt Nam ở mức khoảng 15 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 650 triệu USD).

Chỉ riêng hoạt động sản xuất tại khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô-tô của Trường Hải đã cung cấp việc làm cho khoảng 9.000 lao động trực tiếp.

Thực trạng hiện nay của tỷ lệ nội địa hóa là gì?

Công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi đầu của nền kinh tế. Sự phát triển này sẽ kéo các ngành công nghiệp khác đi lên. Tạo động lực cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa chính là vai trò hàng đầu của ngành công nghiệp ô tô.

tỷ lệ nội địa hóa là gì

Bộ công thương đánh giá tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp ô tô vẫn chưa đồng bộ. Do có những mặt khó khăn nhất định, ngành này vẫn đạt tỷ lệ nội địa hóa thấp. Vì vậy, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và ủng hộ từ Chính phủ là quan trọng để vươn lên.

Theo Bộ Công thương, nhu cầu tiêu thụ ô tô năm 2025 vào khoảng 800 – 900 nghìn xe; năm 2030 khoảng 1,5 – 1,8 triệu xe. Nếu toàn bộ các xe nhập khẩu 50%, 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 dự kiến khoảng 12 tỷ USD và năm 2030 là 21 tỷ USD.

Bộ đưa ra chủ ý khuyến khích tạo dựng thị trường cho công nghiệp ngành ô tô. Bằng cách duy Trì và mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; tập trung vào một số dòng xe chiến lược sẽ tạo thị trường cho ngành ô tô phát triển.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chính sách về thuế tiêu thụ theo hướng miễn giảm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng nội địa hóa. Ngoài ra, miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp ô tô.

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu hơn tỷ lệ nội địa hóa là gì rồi đúng không. Ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vẫn đang nỗ lực không ngừng để có những bước tiến nhất định. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết, chúc bạn sức khỏe. 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button